Tại sao ta đi bầu?

Tại sao người Mỹ gốc Việt nên bầu?

Tại Sao Ta Đi Bầu Cử?

Chúng ta nên đi bầu đông đủ vì những lý do sau:

Chúng ta có thể tham gia vào chính phủ của mình và giúp việc hình thành luật pháp chi phối tất cả chúng ta. Chúng ta có thể nói lên nguyện vọng, sở thích, giá trị, và lựa chọn của mình khi bỏ phiếu cho những người đại diện mình trong chính quyền.

Chúng ta có thể tham gia vào chính phủ của mình và giúp việc hình thành luật pháp chi phối tất cả chúng ta. Chúng ta có thể nói lên nguyện vọng, sở thích, giá trị, và lựa chọn của mình khi bỏ phiếu cho những người đại diện mình trong chính quyền.

Lá phiếu của chúng ta không những chỉ có thể thay đổi các đại cử tri, mà lại còn ảnh hưởng đến chính quyền địa phuơng. Tỷ lệ đi bầu thấp nói chung có nghĩa là các chính sách quan trọng được xác định bởi một nhóm nhỏ cử tri, khiến họ trở nên rất quan…

Lá phiếu của chúng ta không những chỉ có thể thay đổi các đại cử tri, mà lại còn ảnh hưởng đến chính quyền địa phuơng. Tỷ lệ đi bầu thấp nói chung có nghĩa là các chính sách quan trọng được xác định bởi một nhóm nhỏ cử tri, khiến họ trở nên rất quan trọng về chính trị. Vì các chính sách rất chi phối trực tiếp vào đời sống của chúng ta, vì vậy chúng ta nên đi bầu để đảm bảo rằng các chính sách không gây hại cho gia đình và cộng đồng của mình.

Việc bỏ phiếu nói chung là ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện nhờ bầu cử sớm, bầu bằng thư, bỏ phiếu vào các thùng phiếu “ballot drop box” ngòai việc bầu phiếu trực tiếp. Hầu hết các tiểu bang đều cho phép bầu bằng thư và bầu cử sớm.

Việc bỏ phiếu nói chung là ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện nhờ bầu cử sớm, bầu bằng thư, bỏ phiếu vào các thùng phiếu “ballot drop box” ngòai việc bầu phiếu trực tiếp. Hầu hết các tiểu bang đều cho phép bầu bằng thư và bầu cử sớm.

Việc bầu cử và Người Mỹ gốc Á

Lịch sử quyền bầu cử ở Mỹ cho thấy đã tiến được rất xa và còn phải tiến bộ hơn nữa. Luc đầu, năm 1776 việc bầu cử được cố ý dành cho những người đàn ông da trắng giàu và có tài sản. Cho đến khi hai Tu chính án 14 và 15 lần lượt dược thông qua vào năm 1868 và 1870, hầu như tất cả nam giới, kể cả người Mỹ gốc Phi, đều được phép bầu cử. Đến năm 1920, quyền bầu cử được trao cho phụ nữ khi Tu chính án 20 được thông qua. Năm 1964, Đạo luật Dân quyền được ban hành để bảo đảm tất cả các công dân trưởng thành đều có quyền đi bầu; do đó, hiện nay bầu cử là một quyền dân sự, không phải là một nghĩa vụ hay đặc quyền. Cuộc đấu tranh cho các quyền dân sự, đặc biệt là quyền bầu cử, cứ thế vẫn tiếp tục.

Đối với người Mỹ gốc Á, quyền hợp pháp để trở thành công dân và quyền bầu cử với tư cách là công dân Mỹ còn tương đối trẻ, chỉ mới 68 tuổi, nhờ việc thông qua Đạo luật McCarran-Walter năm 1952. Thật vậy, Đạo luật Loại trừ người Trung Quốc năm 1882 (được bãi bỏ năm 1943) đã cấm người Trung Quốc nhập cư vào Mỹ và không cho phép người Hoa đã ở Mỹ nhập tịch. Hơn nữa, Đạo luật Nêu ra Nguồn gốc Quốc gia (Đạo luật Nhập cư) năm 1924 cấm những người châu Á khác nhập cư vào Mỹ. Quốc hội sau đó đã thông qua Đạo luật Quyền Bầu cử năm 1965 để loại bỏ các rào cản đã khiến nhiều người da màu không được bầu cử.

Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Pew vào tháng 5 năm 2020, người Mỹ gốc Á là nhóm chủng tộc hoặc sắc tộc gia tăng nhanh nhất trong việc bầu cử của Hoa Kỳ.

  • Trong 20 năm qua, cử tri người Mỹ gốc Á tăng 129%, trong khi cử tri da đen và da trắng chỉ tăng lần lượt 5% và 7%.

  • Hiện nay, khoảng một trong bốn Khu vực Dân Biểu có hơn 5% cư dân người Mỹ gốc Á và người Đảo Thái Bình Dương.

  • Trong khi dân số người Mỹ gốc Á đang tăng nhanh, nhưng chỉ 49% cử tri người Mỹ gốc Á đã bầu cử vào năm 2016. (Người Mỹ gốc Việt là một trong sáu nhóm gốc Á chiếm đa số cử tri gốc Á ở Hoa Kỳ).

Có nhiều lý do khiến tỷ lệ cử tri đi bầu cử thấp trong các cộng đồng người Mỹ gốc Á, trong đó có các chiến thuật trấn áp cử tri, rào cản ngôn ngữ, ít tham gia tốt vào các sinh họat chính trị, và có lẽ thiếu kiến ​​thức công dân. Những khó khăn này tiếp tục làm giảm sự tham gia của cử tri; vì vậy, chúng tôi muốn cử tri người Mỹ gốc Việt có quyền lực và nhắc họ biết việc đi bầu là quan trọng.